NHỮNG ĐỨC TÍNH CẦN RÈN LUYỆN


Thật sự người có cá tính tự tin vững vàng luôn có hành động chẳng khác người thường nhưng sức mạnh ấy toát ra một cách vô hình, giống như Kiếm Khí trong chuyện kiếm hiệp vậy hoặc có thể lấy hình tượng của một cây cổ thụ, chỉ nhìn thôi là người ta có cảm giác ở đấy mà yên tâm hưởng mát dưới bóng cây rồi. Đây là cá tính khó nhất trong các cá tính để thành công trong Nghệ Thuật Đắc Nhân Tâm.........Xem thêm



Rõ ràng trong nhiều trường hợp "Bất Đắc Dĩ" gặp phải nhục nhã do người khác vô tình gây nên, người ta cần phải rộng lượng một chút. Và nếu như xem tất cả sự nhục nhã đều do "Vô Tình" thì con người sẽ nhẹ hận thù đi rất nhiều. Ngược lại, nếu chúng ta là người coi trọng tự ái, đánh giá sự nhục nhã quá lớn, vừa nhận được một chút đả kích đã không chịu nổi, hỉ nộ ái ố đều hiện hết lên mặt và sự việc "Ăn miếng trả miếng" sẽ xảy ra. Những người như vậy sẽ không bao giờ làm nên chuyện lớn mà còn bị người khác chê cười là không rộng lượng.....Xem thêm



Tiểu mục này cũng nằm trong ý nghĩa của câu nói "Biết Mình Biết Người" nhưng đặt nặng vấn đề là làm thế nào để biết được lòng người ? Duy nhất để hiểu thấu lòng người thì mới nhận định chính xác con người ấy ra sao mà thôi. Muốn vậy trước tiên ta phải rèn luyện phương pháp, xuyên qua ngôn ngữ, hành động hoặc cách ứng phó với mọi việc để hiểu thấu lòng người.
Xem thêm


4. NHẪN NHỤC LÀM NÊN VIỆC LỚN

Trong đời sống hằng ngày, giữa những mối quan hệ chằng chịt người và người. Nếu như mỗi khi cảm thấy mình không được đối xử công bằng, chẳng nhẽ phải đùng đùng nổi giận, vén tay áo đánh cho một trận, chửi rủa một hồi thì giải quyết được sao ?..Đó chỉ làm mình nhất thời hả cơn giận, chẳng những không đạt hiệu quả mà còn hao tổn sinh lực và càng làm tăng thêm sự căng thẳng trong cuộc sống.



Xã hội nào cũng có nhiều chuyện không vừa ý, nếu như bản tính quá ngang ngạnh, nhất định không chịu thua ai thì rất dễ xảy ra xung đột mà không có lợi ích gì, chỉ giống như loài thú tranh giành miếng thịt mà thôi. Con người thì khác, có trí tuệ nên phải cần biết nên "Tiến" hay "Thoái" đúng lúc. "Thoái" ở đây không có ý nghĩa sợ hãi , tránh né tình huống mà là lùi xa nguy hiểm để có thời gian và cơ hội lập thành kế hoạch phản công....Xem thêm



Có người hỏi : "Con người sống trên đời có bao nhiêu kẻ thù và cạm bẫy vây quanh ?" Dĩ nhiên, câu trả lời rất đơn giản ; "Kẻ thù và cạm bẫy thì ở đâu cũng có, đời nào cũng có vô số. Thậm chí nghèo khổ, già yếu cũng vẫn có kẻ thù, vẫn có nguy cơ làm tổn hại ". Kẻ thù nhiều như vậy nhưng có người hỏi thêm : "Kẻ thù lớn nhất của chúng ta là ai ?" Thì cũng duy nhất có một câu trả lời : "Đó là chính bản thân của mình"........Xem thêm


Khiển trách người tức là chúng ta đang ở vị thế cao hơn, có quyền thế hơn nhưng không phải ai cũng có thể mở miệng trách mắng người. Nếu không biết cách khiển trách sẽ rất dễ bị người khác phản ứng "Vặn lại"  bằng những lập luận hữu ý, rồi trách mắng ta ngược lại thì thật là xấu mặt. Đó là do con người không biết cách khiển trách. Vậy làm sao khéo léo khiển trách để cho người phạm lỗi vẫn “Tâm phục khẩu phục” ta đây ?........... Xem thêm


8. RÈN LUYỆN CÁ TÍNH ĐỘC LẬP

Chỉ cần có sự rèn luyện thì “Trí Tuệ” và “Năng lực” sẽ có Đất phát triển cho cá tính này ; Kinh tế quẫn bách, sự nghiệp vất vả, khó khăn chồng chất chính là môi trường cho con người thật sự đạt được bước tiến lên, không ỷ lại hay lệ thuộc vào người khác. Không có sự phấn đấu thì tức là không có sự trưởng thành về nhân cách.
Xem thêm



"Bình tĩnh" chính là quá trình rèn luyện lâu dài, có tính toán để kiềm chế tinh thần chứ không phải là bẩm sinh. Nhiều người sau khi hoảng loạn vì một việc chẳng ra gì, hổ thẹn tự bào chữa mình là do tính “Trời sinh”, thật ra chính họ đã không quan tâm rèn luyện, chưa thấy được ích lợi của bình tĩnh mà thôi...Bình tĩnh có thể đem đến 3 điều lợi :
Xem thêm

Tham lam những lợi ích nhất thời, nhỏ nhặt chính là làm tinh lực con người tiêu hao mà không hề nhìn thấy, hơn nữa về mặt danh dự thì việc đó cũng mang lại tổn hại vô cùng, tạo thành thói quen nhỏ nhen, bủn xỉn, tức là trái với tính cách bao dung, rộng lượng đã nói ở các tiểu mục trước. Hãy nhớ rằng, không có sự chuẩn bị tư tưởng và dồn hết tinh lực cho chí hướng, mãi lo chạy theo những lợi ích nhất thì cũng giống như "kẻ tầm thường" không thể thành công lớn được....Xem thêm



Phương sách “Cho người một con đường đề đi” khác hẳn với phương sách “Đừng dồn hổ vào đường cùng”. Bởi vì “Dồn hổ vào đường cùng” chỉ là sợ nó quay lại dùng sức phản ứng, khi đó mình sẽ tổn thất nặng nề thêm. Còn “cho người một con đường đề đi” là nhắm mục đích cao rộng hơn nhiều. Nếu như một người thất thế, không bị Ta dồn vào đường cùng thì sẽ cảm ơn biết bao nhiêu. Nếu Ta lại chỉ cho họ một con đường sống sót thì còn “Ân Nghĩa” hơn nữa.......Xem thêm


12. KHÔNG DỰA VÀO NGƯỜI KHÁC

"Xét ra mong cầu ở người tất không được như ý của mình, nhờ cậy người khác chẳng được bền lâu. Nay nhà vua muốn tìm người nhờ cậy để giúp một tay bình trị thiên thiên hạ thì hãy nhờ cậy ở chính mình, còn hơn là mong chờ ở người khác"...."Người bị nhờ cậy sẽ làm trái với lòng mình, người muốn nhờ cậy sẽ đánh mất đi tư cách tự chủ. Thế thì cả hai cùng mất, nhờ cậy có lợi ích gì !!!" .....Xem thêm


13. BIẾT CHỌN THỜI CƠ THỂ HIỆN MÌNH

Không phải anh hùng nào mới sinh ra là đã có quyền thế, trí dũng song toàn. Có một số anh hùng lâm vào hòa cảnh chưa gặp thời cơ nên phải ẩn thân bằng cách giấu mình, không để cho đối phương biết được, nếu không sẽ rất dễ bị đối thủ chèn ép, trừ khử nhằm tránh hậu họa thì làm sao sinh sống yên ổn để đợi thời cơ. Như vậy làm sao để cho người khác biết được tài năng của Ta mà mời gọi ?...... Xem thêm

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

6 nhận xét:

Nặc danh nói...

hay wa

Nặc danh nói...

cam on tac gia

Nặc danh nói...

hay, cảm ơm tác giả và mong sẽ có nhiều bài viết bổ ích hơn nữa

Nặc danh nói...

hay qua day dung la nhung bai hoc bo ich rat can bay gio doi voi t
cam on tac gia

Unknown nói...

cam on ve nhung bai viet nay

Unknown nói...

cam om rat nhieu